Máy làm sữa hạt: 10 lưu ý để máy chạy an toàn, bền bỉ

tefal 1

Chỉ cần nhớ 10 lưu ý dưới đây, bạn hoàn toàn có thể giúp chiếc máy làm sữa hạt của mình hoạt động an toàn, bền bỉ hơn bao giờ hết.

Máy làm sữa hạt là gì?

Máy làm sữa hạt là một loại thiết bị gia dụng trong nhà bếp. Nó được dùng để chế biến các loại sữa hạt từ các loại hạt ngũ cốc như đậu nành, hạnh nhân, óc chó,… Bên cạnh đó là khả năng xay nấu tự động vô cùng tiện lợi cho bạn.

Máy được thiết kế chuyên dụng để nấu các loại hạt thành sữa. Có công suất lớn, lưỡi dao sắc bén hơn những loại máy xay thông thường. Bên cạnh đó, một điều tiện lợi của dòng máy này là nấu luôn sau khi xay mà không cần phải lọc bã. Bạn có thể dùng bã xơ từ đó để làm nhiều việc khác mà sữa vẫn đảm bảo độ thơm ngon, sánh mịn.

Máy có cơ chế vận hành đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết sau đó cho vào trong cối thủy tinh của máy. Đợi thêm một chút, bạn cho nước lạnh vào bình để đun sôi. 

Tiếp theo, bạn cắm điện, gài đúng phần khớp của cối thủy tinh, nắp cối và phần thân máy. Nút nguồn lúc này sẽ sáng lên, ấn khởi động vào phím Start trên bảng điều khiển. Chọn chế độ làm sữa phù hợp với nhu cầu của mình. 

Máy làm sữa hạt thường có hai chức năng là làm sữa nhanh và làm sữa chậm. Tùy thuộc vào độ cứng của laoij hạt bạn định sử dụng mà hãy chọn thời gian, chế độ nấu tương ứng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về nguồn điện của máy và nhà mình để khi sử dụng máy không bị hư hỏng hoặc giảm tuổi thọ.

Máy làm sữa hạt Tefal.

8 lưu ý khi sử dụng máy làm sữa hạt

Lắp máy làm sữa hạt đúng khớp, đậy chặt nắp máy

Để đảm bảo an toàn cũng như quá trình vận hành máy ổn định, đầu tiên bạn cần lắp đúng các khớp của máy trước khi cho hạt vào nấu. Tiếp đến đừng quên đậy chặt nắp máy để tránh gây trào trong quá trình nấu sữa.

Đặt máy máy làm sữa hạt thăng bằng, ở nơi khô ráo, thoáng mát

Khi sử dụng máy làm sữa đậu nành, bạn hãy đặt máy ở vị trí bằng phẳng, khô ráo để khi hoạt động máy không bị nghiêng, đổ và dính nước. Ở những nơi ẩm ướt sẽ làm nước dính vào hệ thống máy móc gây chập mạch hư máy và nguy hiểm cho người dùng.

Ngâm hạt cho mềm trước khi xay

Chất ức chế dinh dưỡng và các chất độc được tìm thấy trong các loại hạt ngũ cốc và hạt có thể được giảm thiểu hoặc loại bỏ bằng cách ngâm. Chính vì vậy trước khi đưa hạt đi nấu bạn cần ngâm hạt, thời gian ngâm hạt tốt nhất khoảng 8-22 tiếng.

Không sử dụng máy làm sữa hạt quá công suất, không tắt ngang

Bạn không nên sử dụng quá công suất của máy, nên để máy nghỉ khoảng 20-30 phút cho lần sử dụng tiếp theo. Trong quá trình hoạt động bạn không được tắt ngang vì máy làm việc quá tải hoặc ngắt ngang sẽ làm nóng máy, chập mạch và gây hư hỏng.

Xử lý đúng cách khi máy làm sữa hạt đang chạy bị mất điện

Trong quá trình nấu sữa, có thể bạn sẽ khó tránh được các vấn đề như mất điện. Vậy làm sao để xử lý tốt nhất? Nhiều người sẽ chọn cách bật lại chức năng nấu sữa khi có điện lại, tuy nhiên cách này sẽ làm khê cối, ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Tốt hơn hết, khi mất điện bạn nên rút dây điện ra sau đó trút sữa ra nồi và nấu thủ công.

Không nên cho đường, muối vào cối lúc xay

Nhiều chị em thường cho nhiều đường, muối vào cối lúc xay nấu để giúp điều vị cho sữa. Tuy nhiên việc này sẽ khiến cho cối dễ bị khê. Để tránh tình trạng trên, tốt nhất bạn nên cho đường, muối vào khi đã trút sữa ra khỏi máy. Hoặc nếu bạn muốn cho đường, muối vào cối lúc nấu, xay bạn cần hoà tan trước khi cho vào.

Không để trẻ lại gần máy làm sữa hạt đang hoạt động

Trong quá trình nấu sữa cối rất nóng, điều này sẽ có khả năng gây bỏng đặc biệt là trẻ em. Không chỉ vậy, trẻ em có tính tò mò do đó có thể vô tình gây vỡ cối. Để đảm bảo an toàn cho, bạn cần để máy xa tầm tay trẻ em.

Bên cạnh đó, trong quá trình nấu vô tình người dùng bỏ quên các vật kim loại vào máy gây nứt cối. Nếu cối đã nứt, bạn tuyệt đối không được sử dụng để tránh gây nhiễu và trào gây nguy hiểm cho bạn. 

Đảm bảo nguồn điện an toàn để máy làm sữa hạt hoạt động

Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng máy, bạn cần chắc chắn nguồn điện sử dụng có phù hợp không và có an toàn không. Việc sử dụng nguồn điện có tần số cao hơn hoặc thấp hơn so với thông số sử dụng của máy có thể làm chập điện và hư hỏng thiết bị. 

Vệ sinh máy làm sữa hạt thường xuyên

Khi sử dụng xong, để máy nguội rồi mới vệ sinh, thời điểm này những mảng bám và sữa dễ bong và dễ lau chùi hơn. Nếu bạn để lâu quá các mảng bám sẽ bám chặt và khó vệ sinh.

Với những bộ phận có gắn động cơ bạn không được nhúng nước hoặc rửa trực tiếp dưới vòi vì nước thấm vào động cơ có thể làm hư hỏng và chập mạch vô cùng nguy hiểm. 

Hãy dùng cọ và khăn mềm lau chùi máy một cách nhẹ nhàng và để thật khô sau đó cất vào hộp hoặc nơi khô ráo. Dao xay rất bén khi lau chùi bạn nhớ cẩn thận tránh để dao gây nguy hiểm cho mình nhé.

Sử dụng máy làm sữa hạt theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Dùng máy theo đúng hướng dẫn sử dụng đi kèm, không cho nguyên liệu quá ít vì dao xay sẽ không xay nhuyễn được đậu nành hoặc cho nước và đậu quá nhiều thì máy sẽ làm việc quá tải gây chập mạch, hư hại, giảm tuổi thọ của máy và nguy hiểm cho cả người sử dụng.

Kết luận

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn chiếc máy làm sữa hạt, qua đó tối ưu hóa hiệu suất làm việc của máy mà vẫn giúp máy chạy bền bỉ và an toàn hơn bao giờ hết.

Exit mobile version