9 lưu ý khi sử dụng máy ép chậm ai cũng nên biết

may ep cham

Nắm được 9 lưu ý sau bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng chiếc máy ép chậm của bạn cho hiệu quả tốt nhất.

Máy ép chậm là gì?

Máy ép chậm thông thường chúng ta hay dùng được gọi là máy ép ly tâm hoạt động trên nguyên lý mâm xoay của máy vận hành với tốc độ rất cao mài nhỏ dần hoa quả được đưa vào và tách nước ra khỏi phần bã dưới lực ly tâm, tạo ra tiếng ồn khá lớn khi vận hành. 

Máy ép chậm ép hoa quả dưới lực ép của trục vít đặc biệt và động cơ giảm tốc, vận tốc chỉ khoảng 45 – 85 vòng quay/phút.

Trục vít máy ép chậm sẽ từ từ nghiền nát hoa quả, rau củ và đẩy nguyên liệu vào lưới lọc mà không gây ra bất cứ lực ma sát hay lực ly tâm nào với nước ép, một bộ phận tách bã sẽ đẩy bã ra ngoài và nước ép chảy ra một cách tự nhiên.

Chính vì thế, máy không tạo ra tiếng ồn lớn khi hoạt động, lại tạo ra nước ép thành phẩm đậm đặc hơn, nhiều hơn, không bị tách nước và đặc biệt là bảo toàn dưỡng chất hơn.

Máy ép chậm có nhiều ưu điểm hơn so với máy éo thường.

Những lưu ý khi sử dụng

Nguyên tắc ép

Mềm trước, cứng sau; Ít xơ trước, nhiều xơ sau. Đây là nguyên tắc bất thành văn cứ sử dụng máy ép chậm là các bạn cần phải ghi nhớ và làm đúng nguyên tắc để ly nước của mình ngon hơn và máy ép của bạn hoạt động bền bỉ hơn. Các bạn cần luân phiên thứ tự các nguyên liệu như trên.

Ví dụ bạn ép các nguyên liệu mềm và ít xơ thì phải ép theo sau đó là các loại cứng hơn như cà rốt hoặc cần tây nhiều xơ hơn. Mục đích là các loại củ cứng nhiều xơ sẽ đẩy phần bã ra nhiều hơn tránh các loại nguyên liệu mềm hay giữ bã trong máy.

Cà rốt, bí đỏ là những loại đẩy bã tốt nhất. Dĩ nhiên các loại nhiều xơ như rau lá thì phải cắt ngang thớ xơ (đặc biệt như cần tây, cải kale, bó xôi, các loại herbs như bạc hà nguyên cọng …).

Không ép quá nhiều, quá nhanh

Bạn chỉ cần thả nguyên liệu và chờ trục máy tự nghiến rau củ, tự cuốn nguyên liệu vào. Đây cũng là điểm mạnh của máy ép chậm trục đứng. Không cần thúc, không cần ấn mạnh, đặc biệt là các loại củ quả cứng.

Bạn chỉ dùng thanh pusher (thanh ấn) để ấn nguyên liệu xuống khi:

  • Nguyên liệu cắt thanh và nó chẳng may nằm ngang chắn ở họng máy thay vì nằm dọc
  • Nguyên liệu mềm hơn và không tự trôi xuống.

Túm lại là không ấn và thúc khi cho quá nhiều nguyên liệu cùng lúc vào họng máy và máy chưa xử lý được bởi vì máy ép chậm chỉ nuốt được từng miếng nguyên liệu một. Nếu bạn càng thúc nhiều nguyên liệu thì chỉ làm máy dễ bị tắc và nước ép bị lẫn nhiều bã hơn mà thôi.

Cắt ngắn các loại rau quả nhiều xơ

Thông thường với các loại củ cứng như cà rốt…các bạn nên cắt dạng nhỏ, các loại hoa quả nên bổ miếng nhỏ sao cho vừa họng máy, các loại rau lá cần cắt ngắn hoặc cuộn lại trước khi cho vào.

Các loại rau lá, cần tây, nhiều xơ thớ dọc, cần phải luôn luôn CẮT NGẮN chừng 1-3 cm để tránh phần xơ dài làm tắc máy. Đặc biệt những loại nhiều xơ cứng như cây sả phải cắt ngắn vài mm. Cần tây, cải cầu vồng, các loại herbs, rau gia vị như bạc hà, parsley, rau mùi… cắt chừng 1-2 cm. Các loại rau lá như kale, bó xôi, cải chíp… chừng 2-3cm.

Làm mát nguyên liệu trước khi ép

Ưu điểm của việc làm mát nguyên liệu trước khi ép là cho juice ít bã hơn (vì dễ ép hơn), mát hơn (vì vậy cảm giác ngon hơn juice ở nhiệt độ thường, đặc biệt là trời nóng mùa hè). Tuy nhiên một số loại như cà rốt, bí đỏ, khoai lang, củ đậu nếu cắt trước để tủ lạnh thì cần ngâm cùng nước lọc để nguyên cả hộp đó vào tủ mát, nếu không khi ép sẽ bị khô hơn, cứng hơn cho máy, cho ra ít nước hơn.

Không dùng máy ép chậm với hoa quả sau

Máy ép trái cây chậm hoạt động theo nguyên lý sử dụng lực ép giữa trục vít và động cơ giảm tốc (Vận tốc hoạt động từ khoảng 40-85 vòng/ phút) để nghiền nát rau, củ, quả, cho ra thành phẩm là những ly nước ép thơm ngon với hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với khi ép bằng máy ép thông thường.

Máy ép chậm thích hợp để ép các loại củ quả như cà rốt, dưa leo, khổ qua, táo, chuối…, các loại rau như cần tây, rau bina cùng nhiều loại khác, tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng:

  • Tuyệt đối không dùng máy ép chậm để ép mía
  • Không dùng máy ép chậm để ép các loại trái cây & rau có tinh bột
  • Không bỏ đá hay trái cây đông lạnh vào máy ép chậm, sẽ gây thiệt hại cho trục ép.
  • Với 1 số loại củ/ quả không ăn được phần vỏ, cần bỏ vỏ trước khi ép như chanh, cam, quýt, táo, lê…

Xử lý máy ép chậm yếu và ra ít nước

Trong quá trình sử dụng máy chạy chậm và yếu, nước ép ra ít. Nguyên là do bạn sử dụng máy ép chưa đúng cách và không bảo dưỡng máy thường xuyên.   Sử dụng máy ép chậm theo hướng dẫn của nhà sản xuất  nên cắt  nhỏ hoa quả, loại bỏ hạt cứng.

Với các loại máy ép có công suất nhỏ nên bỏ vỏ rau củ trước khi ép. Khi ép nên cho một lượng vừa phải trong mỗi lần ép để tránh máy hoạt động quá tải.

Xử lý máy ép dừng đột ngột khi đang sử dụng

Máy ép chậm đang hoạt động thì tự nhiên bị dừng đột ngột. Nguyên nhân  có thể do dao ép bị kẹt hoặc bạn cho máy hoạt động lâu đẫn đến quá tải làm motor nóng. 

Trước tiên bạn phải cắt nguồn điện để máy dừng hắn sau đó kiểm tra xem lưỡi dao có bị kẹt hoa quả hay không, nếu có thì thóa lưỡi dao ra cẩn thận vệ sinh lại.  Còn nếu máy ngắt do hoạt động quá tải thì bạn nên rút nguồn điện ra và cho máy ngưng sử đến khi motor nguội đi thì sử dụng lại.

Xử lý máy ép chậm không cho ra nước ép

Do bạn cho quá nhiều rau củ, trái cây vào máy ép cùng lúc dẫn đến phần bã thải ra không kịp,  dẫn đến bộ phận lọc bị nghẽn lại nên không ép ra nước, ít nước. Với những loại hoa quả mềm như chuối, xoài, mít,… có phần bã dễ gây bít các lỗ nhỏ li ti trên lưới lọc cũng rất dễ dẫn đến bị tình trạng như vậy. 

Hãy tắt máy, rút điên ra, máy dừng hẳn thì kiểm tra bộ phận lọc và vệ sinh máy lại sạch sẽ. Để bảo máy hoạt động được tốt sau mỗi lần sử dụng chúng ta nên vệ sinh thật cẩn thận, bởi khi ép nước hoa quả chứa nhiều đường ngọt khi khô cứng sẽ két lại làm máy hoạt động không tốt.

Xử lý máy ép chậm cắm điện không hoạt động

Hầu hết các loại máy ép chậm đều có chức công tắc an toàn, khi các bộ phận được lắp không khít dẫn đến công tắc an toàn chưa được đống làm máy không hoạt động.  Cũng có thể do quá trình sử dụng motor của máy bị cháy…  

 Bước thứ nhất bạn nên kiểm tra phích cắm còn và nguồn điện còn tốt không? Bước thứ hai kiểm tra lại xem các bộ phận khớp nối của máy ép đã lắp đặt chính xác. Kiểm tra motor máy xem có cháy không? Nếu cháy nên gửi tới nhà sản xuất để được sửa chữa bảo hành. 

Kết luận

Trên đây là những kinh nghiệm quý khi sử dụng máy ép chậm mà chị em rỉ tai nhau, nếu bạn biết thêm kinh nghiệm gì hãy chia sẻ thêm cho chúng tôi nhé.

Exit mobile version