9 lưu ý để sử dụng bếp từ an toàn và hiệu quả

bep tu bosch duoc nghien cuu ki luong

Đây là những lưu ý hết sức hữu ích giúp chị em sử dụng bếp từ an toàn, hiệu quả và nấu được những bữa ăn ngon cho cả gia đình.

Bếp từ là gì?

Bếp từ là thiết bị đun nấu thông minh sử dụng điện năng để hoạt động. Bếp từ có khả năng làm giảm thất thoát nhiệt hiệu quả, thời gian nấu rất nhanh. Khi hoạt động dòng điện sẽ chạy qua mâm từ đặt dưới mặt kính bếp và sinh ra dòng từ trường trên mặt bếp, từ đó đun nóng nồi có đế nhiễm từ làm chín thức ăn.

Bếp từ được chế tạo dựa trên nguyên lý từ trường trong cuộn dây và dòng điện. Một cuộn dây dẫn điện được đặt dưới một tấm vật liệu cách điện và cách nhiệt. Tấm vật liệu này chính là mặt kính của bếp và thường được làm từ sứ thủy tinh vì ngoài khả năng cách điện cách nhiệt, sứ thủy tinh còn có tính thẩm mỹ cao. Đối với các loại bếp từ cao cấp thì thường sử dụng mặt kính Schott Ceran nhập khẩu nguyên chiếc từ Đức hoặc mặt kính K+ nhập khẩu từ Pháp và sau đó là Ceramic.

Bếp từ có tính năng thông minh là tự nhận biết kích cỡ xoong nồi nấu, đáy nồi tiếp xúc với mặt kính đến đâu thì bếp sẽ sinh nhiệt đến đó. Do đó bếp hoàn toàn không bị nóng ngoài vùng tiếp xúc của mặt bếp từ với diện tích đáy xoong nồi. Những vùng khác không sinh ra nhiệt độ nên rất an toàn cho người nấu và không lo bị bỏng trong quá trình đun nấu.

Ngoài ra, do mặt bếp nguội rất nhanh nên sau khi nấu chỉ cần chờ một lúc là người nấu có thể vệ sinh bếp. Việc vệ sinh rất dễ dàng bởi bề mặt bếp được làm từ chất liệu cao cấp nên chỉ cần một chiếc khăn ẩm là đã có thể vệ sinh sạch sẽ bếp.

Bếp từ là loại bếp có hiệu suất đun nấu cao nhất, cao hơn nhiều so với bếp ga và bếp điện. Bởi nhiệt lượng sinh ra gần như được hấp thụ hoàn toàn vào nồi nấu trong khi đun nấu bằng bếp ga và bếp điện thì vẫn không tránh khỏi sự thất thoát nhiệt.

Bếp Từ Bosch PIE631FB1E 4 Vùng Nấu có kiểu dáng sang trọng, hiện đại

Lợi ích từ việc nấu ăn bằng bếp từ

Bếp từ có kiểu dáng khá gọn gàng, mỏng, khối lượng vừa phải. Đặc biệt là mặt kính phẳng luôn sáng bóng. Có nhiều loại bếp có mặt kính hoa văn vô cùng đẹp mắt, thể hiện sự sang trọng, đẳng cấp. Không chỉ đơn giản là thiết bị bếp dùng để đun nấu, mà bếp từ còn góp phần làm đẹp cho không gian bếp của bạn.

Sử dụng bếp từ nấu ăn có thể nhanh hơn bếp điện và bếp gas đến 50%. Bếp từ không phải truyền nhiệt từ bếp sang mà nhiệt được sinh ra trực tiếp từ đáy nồi giúp làm nóng nhanh chỉ từ 3-5 giây, gia nhiệt đều, làm chín thức ăn siêu tốc. Chính vì hiệu suất cao nên bạn có thể chủ động hơn trong việc nấu nướng, giảm nhẹ gánh nặng việc nhà.

Khác với các loại bếp thông thường sử dụng bếp từ sẽ không gây ra tình trạng cháy nổ hay hỏa hoạn, không gây giật điện. Hơn nữa, bếp còn có các chế độ khóa trẻ em, tự động ngắt, chức năng chống trào, cảnh báo nhiệt dư… Bên cạnh đó, mặt bếp rất mát nên bạn khỏi lo bỏng rát nếu vô tình chạm vào nó.

Những lưu ý khi sử dụng bếp từ

Kiểm tra ngay bếp từ khi mới mua về

Đúng vậy. ngoài các thao tác sử dụng, khi mới mua một thiết bị gì về, thì điều đầu tiên và chắc chắn phải làm là phải nhanh chóng tháo bỏ bao bì, kiểm tra sơ qua xem có hỏng hóc hoặc trấy xước gì không.

Mẫu mã loại mang về có đúng với loại chúng ta đã đăng kí mua ngay tại cửa hàng hay không, ví dụ như chúng ta chọn dòng bếp từ Bếp Từ Bosch PIE631FB1E, thì khi kiểm tra lại dưới mặt trên sản phẩm cũng phải thể hiện đúng là Bếp Từ Bosch PIE631FB1E.

Mặc dù kiểm tra bếp từ ngay khi mới mua về là bước đi nghiễm nhiên nhất, nhưng một số bộ phận người dùng hiện nay vẫn có hiện tượng khá chủ quan, dẫn đến việc “tiền mất, tật mang”, gây ra nhiều cuộc cãi vã nhưng kết quả cuối cùng người bị thua thiệt vẫn là người dùng. Nên các bạn hãy chắc chắn thực hiện lời khuyên này nhé.

Kiểm tra điện áp của bếp từ

Điều lưu ý khi sử dụng bếp từ đầu tiên khi mới mua bếp từ, bếp hồng ngoại về nhà chính là kiểm tra đường điện, điện áp và công suất của bếp từ. Bởi mỗi loại bếp từ có những công suất nấu ăn khác nhau, yêu cầu nguồn điện dùng cho bếp từ khác nhau. Các loại dây điện quá nhỏ, hiệu suất nguồn điện yếu sẽ không thể chịu tải được khi bắt đầu bật bếp. 

Đã có trường hợp không kiểm tra hiệu suất nguồn điện trước, sử dụng day điện quá nhỏ, khi cắm khiến phích cắm bị cháy. Vì vậy, cần đảm bảo nguồn điện, dây điện, ổ cắm. Tốt nhất bạn nên sử dụng riêng một aptomat cho bếp từ. 

Một điều khác nữa bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng bếp hồng ngoại, bếp điện từ là không nên sử dụng chung ổ cắm của bếp từ với các vật dụng khác trong bếp, tránh nguy cơ quá tải nguồn điện.

Không đặt giấy báo, các vật mềm trên bếp từ

Bếp từ sẽ nóng dần lên khi bếp hoạt động, nhiệt độ này tỏa ra khiến các vật trên bề mặt bếp từ có thể bị cháy. Nhiều người cho rằng bếp chạy bằng điện, không có ngọn lửa nên có thể đặt tấm giấy báo hay vật mỏng lên trên bề mặt bếp để nấu ăn cho sạch sẽ. Nhưng chính điều này lại gây nguy hiểm khiến hỏa hoạn xảy ra.

Tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt bếp từ

Trong lúc bếp đang nấu, chắc chắn sẽ ít người chạm vào bề mặt của bếp nhưng sau khi nấu thức ăn xong, người dùng thường sẽ vệ sinh mặt bếp. Nhưng nên cẩn thận vì bề mặt bếp sẽ rất nóng do nhiệt từ đáy nồi tác động xuống mặt bếp. Vì thế, những lúc như vậy người dùng không được chạm tay vào mặt bếp nếu không muốn bị bỏng. Người dùng nên chờ 1 thời gian cho bếp nguội đi rồi mới thực hiện vệ sinh mặt bếp.

Nấu xong tắt bếp và lấy nồi chảo ra khỏi bếp từ

Nhiều chị em có thói quen tận dụng lượng nhiệt còn dư sau khi tắt bếp để hâm nóng và ủ thức ăn ấm lâu hơn. Nhưng ít ai biết được sau khi tắt bếp, quạt gió bếp từ ngừng hoạt động. Lượng nhiệt từ nồi chảo hoặc dụng cụ nấu đang nóng sẽ truyền nhiệt ngược lại bếp của bạn. Quá trình truyền nhiệt từ nồi, chảo sang bếp lâu dần sẽ phá hủy bảng điều khiển cũng như các bộ phận bên trong của bếp.

Giải pháp tốt nhất khi chị em muốn tiết kiệm điện và tận dụng lượng nhiệt còn dư tốt nhất là bạn chỉ nên để trên bếp 1-2 phút. Khi đã thấy quạt bếp từ dừng hẳn, hãy nhấc nồi chảo ra ngoài bề mặt bếp.

Dùng đúng chất liệu dụng cụ nấu ăn

Bất kỳ chuyên viên tư vấn bếp từ nào cũng sẽ khuyên người mua hãy sử dụng riêng bộ dụng cụ nồi nấu dành riêng cho bếp từ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn muốn tận dụng bộ nồi cũ và miễn cưỡng nấu ăn bằng những phụ kiện hỗ trợ như đĩa truyền nhiệt dành cho bếp từ. Biến nồi thường trở thành nồi từ.

Các sản phẩm có đáy nồi lõ, cong vênh, nồi chảo cũ, chất liệu từ kém cũng nên được thay thế bằng bộ dụng cụ nấu ăn mới tiêu chuẩn. Nếu bạn quá tận dụng và nấu thường xuyên. Đây là một thói quen xấu sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến tuổi thọ của bếp từ.

Không rút điện bếp từ đột ngột

Sau khi nấu xong, hãy tắt bếp bằng nút trên bảng điều khiển, không nên rút phích cắm bếp ngay lập tức. Bởi quạt gió vẫn cần hoạt động để làm mát bếp hoàn toàn. Thời gian hợp lý nhất để bạn rút điện bếp từ là khoảng trên 5 phút sau khi tắt bếp để đảm bảo tuổi thọ của bếp.

Nên cân nhắc trong việc chọn kiểu bếp kết hợp cả từ và hồng ngoại

Nhiều người dùng yêu thích bếp kết hợp từ và hồng ngoại bởi sự đa năng của nó, nhưng các chuyên gia nhà bếp lại đánh giá kiểu bếp kết hợp này không bền.

Trên thực tế hai loại bếp có nguyên lý hoạt động không giống nhau, nhiệt cao từ vùng nấu hồng ngoại có thể gây ảnh hưởng đến vùng nấu từ, do đó bếp điện từ kết hợp kiểu này dễ bị lỗi và tuổi thọ cũng không cao.

Do đó, nếu chỉ nấu ăn thông thường, thì người dùng nên cân nhắc chọn hoặc bếp từ hoặc bếp hồng ngoại, chứ không nên chọn bếp kết hợp nếu không có nhu cầu đặc biệt.

Ngoài ra, người tiêu dùng nên chú ý chọn mua bếp của những nhà sản xuất có uy tín, đã được kiểm định chất lượng rõ ràng để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Không nên chọn những loại bếp không rõ nguồn gốc, tham giá rẻ vì bếp có thể dễ hỏng, dây cháy đứt gây hở điện.

Vệ sinh và bảo dưỡng bếp từ

  • Mặt kính bếp từ bị bẩn, thức ăn thừa còn sót lại, dầu mỡ văng bắn ra mặt bếp dễ khiến mặt bếp bị cháy, làm nhiệt độ mặt bếp không ổn định, dễ xảy ra nứt vỡ. Do đó, bạn cần phải vệ sinh bếp sạch sẽ sau khi nấu xong để đảm bảo độ bền cho bếp.
  • Dùng bếp xong, nên chính nhiệt độ xuống mức thấp nhất, sau đó tắt công tắc nguồn điện, và lấy nồi xuống. Đợi cho đến khi bếp nguội để vệ sinh bếp:
  • Với những vết bẩn nhẹ, nên làm ẩm khu vực bẩn bằng nước nóng, sau đó dùng miếng xốp có tẩm chất tẩy rửa lau sạch.
  • Với những vết bẩn chứa đất tích lâu ngày, nên làm ẩm khu vực bẩn bằng nước nóng, sau đó dùng miếng xốp lau có tẩm chất tẩy rửa, nếu cần có thể sử dụng dao cạo chuyên dụngcho mặt kính.
  • Với chất bẩn là đường hoặc chất nhựa bị trào, nên sử dụng dao cạo chuyên dụng cho bề mặt kính để làm sạch những vùng bị bám dính lớn, sau đó dùng miếng xốp tẩm chất tẩy rửa để lau sạch.
  • Với chất bẩn là nước cặn vôi, chất làm sạch cần sử dụng là dấm, cồn trắng. Đổ 1 ít dấm, cồn trắng lên trên vết bẩn, chờ 1 lúc rồi lấy khăn mềm lau sạch.
  • Với vết bẩn là vệt kim loại hay chất bám dính kém: đổ 1 ít chất làm sạch dành cho kính vitroceramic lên bề mặt bếp, rồi lấy khan mềm lau sạch.
  • Những vết bản cứng đầu bạn có thể sử dụng chất tẩy chuyên dụng cho bếp từ.
  • Tuyệt đối không nên dùng các vật sắc nhọn, có tính mài mòn để vệ sinh (“cào”) vào mặt kính bếp.

Kết luận

Trên đây là 9 lưu ý quan trọng giúp sử dụng bếp từ an toàn và hiệu quả, hy vọng rằng chúng sẽ có ích cho bạn để chiếc bếp từ nhà bạn có thể hoạt động bền bỉ, hiệu quả cho ra những món ăn ngon chuẩn vị.

Exit mobile version