Máy ép chậm giúp bạn có được những ly nước trái cây cực kỳ thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên, để làm được như vậy, bạn cần tránh ngay những sai lầm dưới đây.
Máy ép chậm là gì?
Máy ép chậm thông thường chúng ta hay dùng được gọi là máy ép ly tâm hoạt động trên nguyên lý mâm xoay của máy vận hành với tốc độ rất cao mài nhỏ dần hoa quả được đưa vào và tách nước ra khỏi phần bã dưới lực ly tâm, tạo ra tiếng ồn khá lớn khi vận hành.
Máy ép chậm ép hoa quả dưới lực ép của trục vít đặc biệt và động cơ giảm tốc, vận tốc chỉ khoảng 45 – 85 vòng quay/phút.
Trục vít máy ép chậm sẽ từ từ nghiền nát hoa quả, rau củ và đẩy nguyên liệu vào lưới lọc mà không gây ra bất cứ lực ma sát hay lực ly tâm nào với nước ép, một bộ phận tách bã sẽ đẩy bã ra ngoài và nước ép chảy ra một cách tự nhiên.
Chính vì thế, máy không tạo ra tiếng ồn lớn khi hoạt động, lại tạo ra nước ép thành phẩm đậm đặc hơn, nhiều hơn, không bị tách nước và đặc biệt là bảo toàn dưỡng chất hơn.
Những sai lầm cần tránh khi sử dụng máy ép chậm
Không rửa hoặc rửa không sạch các loại trái cây, rau củ quả
Thuốc trừ sâu, chất bảo quản, bụi bẩn luôn hình thành một lớp mỏng xung quanh trái cây, rau củ bạn ăn hằng ngày. Để loại bỏ các lớp này trên thực phẩm của bạn, hãy rửa chúng dưới vòi nước chảy mạnh. Bạn cần chà mạnh tay với những trái cây, rau của có lớp vỏ ngoài cứng, với rau quả vỏ mềm thì nên chà nhẹ để tránh làm chúng bị bầm, dập.
Bạn cũng có thể dùng công thức rửa rau củ quả tươi đơn giản là pha 1 ít giấm ăn hoặc rượu táo, thêm chút muối biển mịn hòa cùng nước hoặc dùng nước rửa rau quả được bán ở ngoài các cửa hàng, siêu thị để làm sạch trái cây, rau củ quả.
Sử dụng trái cây không phù hợp với máy ép chậm
Máy ép chậm có thể ép được hầu hết các loại hoa quả, rau củ khác nhau, tuy nhiên, cũng có một số loại hoa quả không phủ hợp sử dụng với máy ép chậm nếu như bạn không muốn chiếc máy ép chậm của mình bị hỏng hóc hoặc sự cố ngoài ý muốn.
Không nên ép các loại quả có tính chất mềm như chuối, bơ, kiwi chín, xoài chín… vì phần thịt quả sẽ bị nghiền nát và khó cuộn xuống phía dưới của trục xoay. Nó sẽ bị ứ đầy và đẩy lên phía trên của trục. Nếu bạn vẫn muốn ép các loại quả mềm này, bạn nên luân phiên ép chung với các loại củ cứng nhiều xơ như cà rốt, táo để đẩy bã ra tốt hơn.
- Mía: Tuyệt đối không ép mía
- Các loại hột: Phải bỏ các loại hột cứng và to (xoài, cóc…). Các loại ổi hạt cứng to quá thì cũng nên bỏ hột, nếu ổi hạt không quá to vẫn có thể ép được nhưng cần cắt miếng mỏng.
- Sau khi ép các loại quả có hột nhỏ và không quá cứng như nho, thanh long, ổi hột nhỏ, dưa hấu, bí đỏ, lựu … vẫn phải luôn đi kèm theo sau là ép các loại táo hoặc củ quả cứng để đẩy bã ra cùng chứ không ép liên tục các loại quả có hột này được, đề phòng tắc máy.
- Chanh leo: Lưu ý chanh leo có thể ép toàn bộ phần thịt và hột. Tuy nhiên với mỗi ruột của 1,2 quả chanh leo phải được ép theo sau bởi các loại nguyên liệu khác để cuốn bã hạt chanh leo theo cùng. Nếu chỉ ép nguyên xi toàn chanh leo máy sẽ tắc cứng vì hạt chanh leo như những hạt cát nhỏ ứ trong máy thì cố lắm mới tháo được ra và máy sẽ bị xước kha khá. Vì vậy không ép liên tục hạt chanh leo.
Chỉ làm nước ép trái cây mà không cho thêm rau củ
Bạn có biết có khoảng 14,8 gr đường trong mỗi 100 gram xoài, 13,3 gr đường cho mỗi 100 gr táo. Mặc dù trái cây có chứa đường tự nhiên tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn kháng insulin hay bị bệnh tiểu đường thì uống nước ép trái cây mỗi ngày có thể là một điều tồi tệ đấy.
Để khắc phục điều này, các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp ép trái cây với các loại rau màu xanh có thể là 1, 2 hoặc nhiều loại trở lên nó giúp nước ép trái cây của bạn nhiều dưỡng chất hơn và quan trọng là ít đường.
Cho nguyên liệu vào các loại máy ép chậm không đúng cách
Máy ép chậm về cơ bản trên thị trường có 2 loại là loại ép trục vít tốc độ thấp và loại ép vắt ly tâm. Với máy ép trục vít tốc độ thấp, khi ép các loại rau có lượng chất xơ cao như rau bina thường bị tắc nghẽn nếu bạn cho quá nhiều rau vào ép cùng một lúc.
Để khắc phục bạn cần giảm lượng rau bina hoặc xen kẽ ép vừa rau vừa các loại thực phẩm cứng như cà rốt, dưa leo và nhớ cắt nhỏ rau trước khi ép để ép nhanh, tiện và vệ sinh dễ dàng.
Với máy ép vắt ly tâm, nếu bạn ép số lượng lớn cùng một lúc các loại thực phẩm có hàm lượng nước thấp như cà rốt thì nó có thể sẽ bị văng ra khỏi máy khi ép. Bạn nên xen kẽ ép cà rốt cùng với một loại rau hoặc quả nhiều nước như xà lách hoặc táo. Khi làm sạch máy cũng đơn giản hơn.
Nhồi nhét quá nhiều hoa quả vào máy ép chậm
Máy ép chậm chỉ nuốt và nghiền từng miếng nguyên liệu một, do đó, không nên ấn, thúc và cho quá nhiều nguyên liệu vào cùng lúc, sẽ dễ khiến máy bị tắc, nước ép bị lẫn nhiều bã hơn.
Không uống ngay sau khi làm xong nước ép
Để tiêu thụ triệt để các loại vitamin, dưỡng chất có trong thực phẩm tươi, bạn cần uống nước ép từ thực phẩm tươi ngay sau khi ép. Nếu để nó ngoài không khí quá lâu, các enzyme, chất phytochemical và tất cả những dưỡng chất tốt sẽ bị ôxy hóa hoặc bị giảm.
Các chuyên gia khuyến cáo nên uống trong vòng 15 phút sau khi lấy đồ uống từ máy ép chậm là thời gian lý tưởng nhất để bạn tiêu thụ đầy đủ chất dinh dưỡng có trong nước ép của mình.
Không rửa sạch máy ép chậm sau khi sử dụng
Luôn rửa máy ép chậm ngay sau khi sử dụng, không để quá lâu vì các bã thực phẩm có thể bị khô và bám dính vào các bộ phận, làm sạch rất khó khăn sau đó.
Dù máy ép chậm của bạn có tính năng tự làm sạch thì nếu để lâu không rửa, các bã này vẫn khó vệ sinh như thường, bạn nên làm sạch ngay khi dùng xong là tốt nhất. Nếu không có thời gian, hãy ngâm các bộ phận trong nước, những bộ phận không gắn với thân máy, động cơ để bã thực phẩm không khô lại, khi rửa máy ép sẽ nhẹ nhàng hơn.
Kết luận
Trên đây là những sai lầm bạn cần tránh khi sử dụng máy ép chậm để tránh máy gặp phải những sự cố không mong muốn. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ biết cách sử dụng chiếc máy ép chậm sao cho hiệu quả và đem lại những lợi ích thiết thực nhất cho gia đình của bạn bằng những ly nước mát lành và giàu dinh dưỡng.